Hướng dẫn bảo quản đồng phục bảo hộ lao động – Áo thun

I.BẢO QUẢN:

Không nên để áo, đồng phục ở những nơi ẩm ướt, với tính chất hút ẩm, hút nước tốt, áo dễ bị ẩm mốc và có thể để lại những vết ố trên vải áo.
Khi phơi áo, bạn nên lộn trái áo và phơi nơi mát vì mặt trời cũng là một nguyên nhân khiến hình in và màu áo mau phai màu.
Nên phơi ngang áo trên dây, vì sớ vải của áo thường có xu hướng chảy xệ xuống dưới, nếu bạn phơi bằng móc áo có thể khiến áo bị chảy xệ theo chiều dọc làm mất dáng áo. Áo thun 100% cotton hơi nhăn sau khi giặt, thế nên khi ủi áo tuyệt đối không được ủi lên trên bề mặt in hình trên áo, tốt nhất nên là ở nhiệt độ thấp và lộn trái áo khi là để tránh làm chết màu sắc của vải và làm bong tróc hay biến dạng những hình ảnh, logo được in trên áo.

II.GIẶT ÁO:

TUYỆT ĐỐI KHÔNG NÊN GIẶT BẰNG MÁY ĐỂ ĐẢM BẢO ÁO ĐƯỢC GIỮ HÌNH IN ĐẸP VÀ GIỮ DÁNG ÁO LÂU DÀI vì các chế độ vắt của máy giặt sẽ làm sợi vải bị yếu, gây giãn sợi vải, làm tróc hình in và tổn hại không đáng có đến chiếc áo của bạn.
Sau khi nhận đồng phục khoảng 3 ngày bạn mới nên mang đi giặt. Trong thời gian đó nên để chiếc áo tiếp xúc với nhiệt độ ngoài trời càng nhiều càng tốt bởi đồng phục bảo hộ lao động mới xuất xưởng mực in còn rất mới, chưa thể khô và bám chắc vào áo, không nên vội vàng đem giặt tránh làm hình in bị mờ và nhòe.
Trong vòng 2 tuần đầu tiên kể từ khi nhận đồng phục, tuyệt đối không giặt bằng máy giặt và ngâm trước khi giặt.
Lần giặt đầu tiên, bạn hãy vò tay nhẹ nhàng, giặt bằng nước và không có xà phòng.
Không nên giặt chung với các màu áo, vì đối với các loại áo có màu sẫm rất dễ ra màu, nếu bạn giặt chung có thể áo sẽ bị loang màu và dính vào các quần áo khác.
Nên giặt áo bằng nước lạnh hoặc bằng nước nóng dưới 40 độ vì nếu giặt bằng nước quá nóng thì sẽ làm vải giãn và lỏng áo.
Nên giặt bằng tay và lộn trái áo trong quá trình giặt để tránh trường hợp bề mặt hình in bị cọ sát dễ gây bong tróc và xước hình.
Sau khi giặt, bạn không nên vắt áo mạnh vì như vậy sẽ khiến vải áo giãn ra dễ làm hỏng áo. Tốt nhất bạn nên gập áo lai rồi ấn cho nước thoát ra để chất vải không bị kéo chảy xệ xuống.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


ZaloGọi điện